Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

140528_duong_luoi_bo
Ngày 9/6, Trung Quốc đã ra đòn ngoại giao mạnh mẽ, bằng việc chính thức giải thích vấn đề giàn khoan HĐ 981 lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, xin lưu hành điều gọi là “Thư bày tỏ lập trường” về các sự việc liên quan. Trong động thái này, Trung Quốc đã công bố 5 bằng chứng, để chứng minh chủ quyền đối với các quần đảo Tây Sa và Nam Sa tức Hoàng Sa, Trường Sa theo tên Việt Nam. Những bằng chứng này, được xem là “khó nuốt” đối với Việt Nam, điều này giải thích tại sao, cho đến thời điểm này, chưa thấy những phản biện từ truyền thông Việt Nam, ngoài những ý kiến của các nhà nghiên cứu.
Trên trang web ca ca B ngoi giao Trung Quc đã chuyn sang Vit ng, viết: “”Trước năm 1974, các khóa Chính phủ Việt Nam không hề đưa ra bất cứ nghị dị đối với chủ quyền quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, bất cứ trong tuyên bố, công hàm của Chính phủ Việt Nam hay là trên báo chí, tạp chí, bản đồ và sách giáo khoa của Việt Nam đều chính thức công nhận quần đảo Tây Sa từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc“, và h đưa ra 5 bng chng như sau:
Bằng chứng số 1:
Ngày 16/5/1956, trong buổi tiếp Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Lý Chí Dân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nước Việt Nam Dân chụ̉ng hòa Ung Văn Khiêm trịnh trọng bày tỏ: “Căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét vệ̀t lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc”. Vụ trưởng Vụ châu Ạ́ Ngoại giao Việt Nam Lê Lộc còn giới thiệu cụ thể hơn những tư liệu của phía Việt Nam và chỉ rõ: “Xét từ lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa đã thuộc về Trung Quốc ngay từ đời Nhà́ng”.
Bằng chứng số 2:
Ngày 4/9/1958, Chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố, tuyên bố chiều rộng của lãnh hải Trung Quốc là 12 hải lý, dứt khoát nêu rõ: “Quy định này áp dụng cho tất cả mọi lãnh thổ của nước Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa, trong đó bao gồm quần đảo Tây Sa”. Ngày 6/9, trên trang nhất của “Báo Nhân Dân”-cơ quan Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam đã đăng toàn văn bản tuyên bố lãnh hải của Chính phủ Trung Quốc. Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai, trịnh trọng bày tỏ: “Chính phủ Nước Việt Nam Dân chụ̉ng hòa công nhận và tán thành tuyên bố̀ quyết định lãnh hải công bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, “Chính phủ Nước Việt Nam Dân chụ̉ng hòa tôn trọng quyết định này”.
Bằng chứng số 3:
Ngày 9/5/1965, Chính phủ Nước Việt Nam Dân chụ̉ng hòa đã ra tuyên bố̀ việc Chính phủ Mỵ̃p “khu tác chiến” của quân Mỹ tại Việt Nam, chỉ rõ: “Việc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn xác định toàn cõi Việt Nam và vùng ngoài bờ biển Việt Nam rộng khoảng 100 hải lý cùng một bộ phận lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoà là khu tác chiến của lực lượng vũ trang Mỹ”, đây là đe dọa trực tiếp “đối với an ninh của Nước Việt Nam Dân chụ̉ng hòa và nước láng giềng”.
Bằng chứng số 4:
̣p “Bản đồ Thế giới” do Cục Đo đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng Việt Nam in ấn xuất bản tháng 5/1972 đã ghi chú quần đảo Tây Sa bằng tên gọi Trung Quốc
Bằng chứng số 5:
SACHDIALY
S DL
SSS
Trong sách giáo khoa “Địa lý” lớp 9 Trung học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản, có bài giới thiệu “Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” viết: “Từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan, các đảo Bành Hồ, quần đảo Châu Sơn…, các đảo này có hình vòng cung, tạo thành bức ‘Trường Thành’ bảo vệ Trung Quốc đại lục”.
Như đã nói, Việt Nam đã phản biện rất yếu ớt về điều này, trả lời trên RFA, tiến sĩ Nguyễn Nhã một nhà nghiên cứu biển Đông hiện sống và làm việc tại Sài Gòn nói rằng:
“Công hàm Phạm Văn Đồng hay tất cả mọi thứ khác Trung Quốc nói Việt Nam lật lọng. Trong đó có ông Ung Văn Khiêm tuyên bố thế nào, viên chức Bộ Ngoại giao thế nào… sách giáo khoa, bản đồ thế nào… Theo tôi Hiệp định Genève qui định rất rõ rồi, trong thời gian sau 54 cho đến 75 trong lãnh thổ cũng như ngoài biển từ vĩ tuyến 17 trở xuống thuộc về chính quyền phía Nam quản lý. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không quản lý, cho nên những điều như Trung Quốc nói nó chỉ thể hiện vấn đề chính trị, quan hệ đồng minh đồng chí ủng hộ cùng phe thôi.”
 Còn ông Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói với Tiền Phong: “Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp Quốc đã gặp Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp Quốc thông báo cụ thể tình hình, đồng thời phản bác tất cả thông tin trong những văn bản của Trung Quốc”. Nhưng ông Phạm Bình Minh không có một lời phản biện nào về công hàm Phạm Văn Đồng hay Tập bản đồ Thế giới do Cục Đo Đạc và Bản Đồ-Phủ Thủ Tướng Việt Nam phát hành năm 1972, trong đó đã dùng từ Tây Sa, Nam Sa thay vì Hoàng Sa, Trường Sa; cũng như sách giáo khoa địa lý lớp 9 do Nhà Xuất Bản Hà Nội ấn hành năm 1974 mô tả Tây Sa, Nam Sa là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, sống và làm việc tại TP.HCM thí nói: “Bản thân Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, không phải mới đây thời Tập Cận Bình, hay trước đây thời Hồ Cẩm Đào mà Đặng Tiểu Bình đã định nghĩa ‘chủ quyền thuộc ngã gác tranh chấp cùng nhau khai thác’, đây là phương châm bất di bất dịch của Trung Quốc và Trung Quốc ôm mộng nuốt trọn biển Đông cũng như biển Hoa Đông. Đừng ảo tưởng đối với Trung Quốc và cũng đừng ảo tưởng đối với những cường quốc nào vào bênh Việt Nam, bảo vệ Việt Nam, vì mỗi cường quốc họ đều có quyền lợi của họ. Việt Nam phải biết phát huy nội lực của mình để bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ. Còn những ai không biết phát huy nội lực, không biết biến thời cơ thành sức mạnh, không tranh thủ được sự đồng thuận của thế giới thì lịch sử muôn đời sẽ nguyền rủa kẻ đó.” 
Như vậy với những bằng chứng phía Trung Quốc đưa ra, chưa thấy một phản biện thuyết phục nào từ phía Việt Nam. Nhiều nhận định cho rằng, Việt Nam đang “đuối lý” và nếu không mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của mình, việc Trung Quốc chiếm cứ toàn thể biển Đông, đặc biệt là các vùng biển đảo của Việt Nam là sẽ xảy ra trong tương lai gần.
VIỄN KIỀU

0 nhận xét:

Đăng nhận xét