Dưới đây là bức tâm thư của ông Chủ tịch đại diện cộng đồng người Tây Tạng gởi đến người Việt hải ngoại chúng ta. Xin kính chuyển và xin quý vị chuyển tiếp hoặc phổ biến bức tâm thư của họ đến quý thân hữu của quý vị.
Mong rằng các quý đồng hương mình sẽ thông cảm cho hoàn cảnh của người Tây Tạng mà phát tâm giúp đỡ. Đọc thấy đoạn họ bán bánh hấp ròng rã 20 năm để quyên góp trong cộng đồng của họ thấy mà thương. Cộng đồng Tây Tạng quá nhỏ và đơn phưong so với cộng đồng của mình.
Ông Chủ tịch nhờ BK nhận check của quý đồng hương VN (xin xem địa chỉ bên dưới). khi nhận được BK sẽ ghi vào sổ các danh sách, rồi sẽ chuyển đến họ. Sau này nếu quý đồng hương muốn biết cộng đồng mình yểm trợ được bao nhiêu, thì BK sẽ có con số chính xác để thông báo. Nếu gởi thẳng cho họ thì rất khó để biết người Việt mình yểm trợ là bao nhiêu.
Chân thành đa tạ.
BicKieu
_()_
Tác giả gửi trực tiếp đến VANGANH.INFO
Vài nét ngắn gọn về Cộng đồng Tây Tạng tại Richmond, Bắc California
Kính gởi đến tất cả các bạn Việt Nam của chúng tôi đang sống tại hải ngoại:
Một bác cao niên Tây Tạng |
Riêng tại vùng Bay Area, dân số người Tạng được tăng dần vào năm 1990 khi 1,000 người Tạng được cấp visa để định cư tại Hoa Kỳ. Một nhóm 60 người của chúng tôi đã được bảo trợ ở tại vùng Vịnh San Francisco, kết quả là số lượng đã tăng dần hơn 10 lần vào năm 1975. Cho đến nay đã có hơn 1,500 người Tây Tạng định cư tại đây, tiếp sau đó là họ đi với diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình, và một phần là do sự sinh ra đời của một thế hệ hoàn toàn mới.
Ngay từ ban đầu, chúng tôi đã rất quan tâm về việc làm thế nào để chúng tôi có thể giúp cho những người Tạng mới định cư để được học hỏi và hội nhập với quốc gia vĩ đại này, nhưng điều quan trọng nhất là làm thế nào để chúng tôi duy trì bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng, khi chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới tại Hoa Kỳ. Trách nhiệm chính là tùy thuộc vào các bậc cha mẹ của những người mới nhập cư, họ phải khuyến khích dạy dỗ để các con em của họ biết đọc và viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của chính mình. Nhưng văn hóa ở đây không chỉ là để nói và viết mà nó còn quan trọng nhiều hơn thế nữa, nó còn thể hiện dưới hình thức: thực hành tâm linh, kịch nghệ, múa, âm nhạc, và lễ hội. Vì thế, để có được một trung tâm cộng đồng là ước mơ của chúng tôi từ buổi ban đầu. Chúng tôi cần có một nơi để sinh hoạt cộng đồng, tụ họp để cùng nhau cầu nguyện, để mạn đàm, học giáo pháp, các lớp học về ngôn ngữ của người Tạng, ca múa, và âm nhạc vào ngày Chủ Nhật.
Sau gần 20 năm trôi qua, các thành viên trong cộng đồng Tây Tạng đã ròng rã gây quỹ bằng cách nấu và bán bánh hấp momos (bánh dumpling) tại các hội chợ và các buổi sinh hoạt, và nhận được sự đóng góp của người Tây Tạng tại địa phương, cũng như những người ủng hộ, và các bạn bè. Vào năm 2011 chúng tôi đã mua được một trụ sở tại Richmond, địa chỉ 5200 Huntington Ave. Trụ sở này thuộc dạng văn phòng nên chúng tôi có rất nhiều việc phải thực hiện để phù hợp với các quy định của Thành phố và Tiểu bang để được sử dụng như một trung tâm sinh hoạt cộng đồng.
Trở ngại duy nhất của chúng tôi để sửa sang làm mới lại trụ sở này, là tài chánh. Chúng tôi rất vui mừng khi một trong những thành viên trong cộng đồng chúng tôi đề cập về cộng đồng người Việt Nam tại Vùng Vịnh muốn giúp chúng tôi để gây quỹ. Điều này làm chúng tôi rất cảm động – Quốc gia Tây Tạng và Việt Nam không chỉ chia sẻ chung một đường biên giới từ hàng ngàn năm, mà còn chia sẻ chung với nhau đó là một con sông lớn. Chúng tôi gọi là sông Dzachu (rocky river-sông đá), mà bạn gọi là sông Mê-Kông (Cửu Long), mạch nguồn bắt đầu từ các đỉnh núi đá cao của Tây Tạng, chảy qua quê hương của mình trước khi chảy ra biển. Nhưng quan trọng nhất là người Tây Tạng và người Việt Nam đều có niềm tin vững chắc vào những lời dạy của Đức Phật, và cũng như trên thực tế chúng ta đều có một hoàn cảnh chính trị tương tự. Với những biến cố lịch sử đã trôi qua, giờ đây một lần nữa chúng ta là láng giềng với nhau ngay tại Vùng Vịnh đẹp, nên thơ này. Hàng xóm láng giềng giúp đỡ nhau, không chỉ là một hành động rộng lượng, mà còn thấm nhuần một nền văn hóa ngàn năm, ăn sâu vào lòng từ bi của Phật giáo. Chúng tôi cám ơn bạn đã có lòng quan tâm đến.
Hiện nay chúng tôi rất vui khi thấy các công việc chính đã được hoàn tất tại Trung tâm Cộng đồng, nhưng vẫn còn một số việc quan trọng cần phải được thực hiện tiếp trong tương lai gần, như: lắp đặt hệ thống phun nước chữa lữa theo quy định, cầu thang máy, hệ thống sưởi ấm và máy lạnh, và nhà vệ sinh ADA (tiêu chuẩn dành cho người tàn tật). Đây là những khoản chi tiêu lớn mà chúng tôi kêu gọi mong có được sự trợ giúp
Như thường lệ, khi Đức Dalai Lama quang lâm đến với cộng đồng vào tháng Giêng vừa qua, sự hiện diện của Ngài đã gia trì cho chúng tôi tràn đầy nguồn sinh lực, và chúng tôi có cảm giác như hồi phục lại và càng thấy gắn bó với cộng đồng hơn. Giấc mơ có được một trung tâm sinh hoạt cộng đồng thực sự đầy đủ của địa phương, chúng tôi là đã thực hiện được ba phần tư, còn một phần tư cuối, chúng tôi hy vọng sẽ được thực hiện tiếp để hoàn tất công trình. Những nỗ lực của chúng tôi trong vùng Vịnh, là một phần của một bức tranh lớn của người dân Tây Tạng đang cố gắng để cứu vãn nền văn hóa và bản sắc của chúng tôi trên thế giới. Với sự đàn áp của Trung cộng, và tước đi quyền tự do tôn giáo của tất cả các vùng thuộc nước Tây Tạng, Phật giáo đang bị tấn công trong quốc gia Tây Tạng đã bị chiếm đóng.
Xin chân thành tri ân các bạn đã mở rộng tấm lòng tiếp tay hổ trợ cho cộng đồng Tây Tạng tại địa phương nói riêng và người dân Tây Tạng nói chung.
Chân thành đa tạ,
(Ký tên)
Tashi Kunjo
Chủ Tịch Cộng Tây Tạng Bắc Cali
Quý vị muốn hổ trợ giúp cho cộng đồng bạn Tây Tạng, xin ghi check đề trả cho: TANC
Memo: Support Tibetan Community
và gởi về:
TANC
c/o BicKieu Pham
140 Sunset Blvd.
Hayward, CA 94541
- U.S.A -
Trung tâm sinh hoạt cộng đồng của TANC (Tibetan Association of Northern California) |
Trẻ em Tây Tạng sinh hoạt cuối tuần |
Sửa sang chánh điện |
Cộng đồng Tây Tạng cùng nhau gói Kinh Phật |
Xây Tháp để thờ |
Ông Chủ tịch Cộng Đồng Bắc Cali Tashi Kunjo và Phó Chủ tịch Kalsang Dorji |
Một bác cao niên Tây Tạng |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét